Implant cá nhân hóa xuất hiện từ năm 1940 nhưng mới được ứng dụng thành công tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Implant cá nhân hóa là gì?
Xuất hiện từ năm 1940 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật implant cá nhân hóa mới được ứng dụng tại Việt Nam. Ngay sau thành công của ca phẫu thuật, kỹ thuật Implant cá nhân hóa được biết đến nhiều hơn và hứa hẹn sẽ trở thành một kỹ thuật cấy ghép Implant tiên tiến trong tương lai.
Implant cá hóa xuất hiện từ những năm 1940
Một trong những nguyên nhân để kỹ thuật Implant cá nhân hóa được ứng dụng thành công đó là nhờ vào sự phát triển vượt bậc của nền nha khoa kỹ thuật số.
Quá trình chế tạo và cấy ghép Implant cá nhân hóa đạt thành công cao hơn nhờ các công nghệ hiện đại như: Máy chụp phim CT Cone Beam 3D, công nghệ lấy dấu răng kỹ thuật số 3Shape 3D, công nghệ quét mặt 3 chiều, công nghệ định vị cấy ghép Implant...
Implant cá nhân hóa được thiết kế và chế tác riêng cho từng bệnh nhân
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa đã thực sự được “hồi sinh” và trở thành phương pháp cấy ghép Implant hiện đại, được áp dụng để điều trị cho những trường hợp đặc biệt khó.
Điểm khác biệt của implant cá nhân hóa so với các phương pháp cấy ghép răng thông thường đó là kỹ thuật này không sử dụng trụ implant để cắm vào trong xương hàm. Implant cá nhân hóa sử dụng một khung kim loại được chế tác riêng, phù hợp với tình trạng xương hàm còn lại của mỗi bệnh nhân. Chính vì vậy, Implant cá nhân hóa có độ chính xác, an toàn cao.
Ứng dụng của kỹ thuật Implant cá nhân hóa
Do có cấu tạo đặc biệt nên kỹ thuật Implant cá nhân hóa được ứng dụng cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”:
- Bệnh nhân bị hoại tử xương hàm hoặc ung thư xương hàm
- Bệnh nhân có xương hàm mỏng, tiêu xương nghiêm trọng
- Bệnh nhân không có răng bẩm sinh
- Người cao tuổi có nhiều bệnh nền, không thể ghép xương
- Thất bại với Implant truyền thống
Implant cá nhân được chỉ định riêng cho các trường hợp ngàn cân treo sợi tóc
Quá trình cấy ghép Implant cá nhân hóa không cần trải qua nhiều lần phẫu thuật ghép xương, nâng xoang nên hạn chế được cảm giác đau nhức, sưng tấy. Bệnh nhân chỉ cần trải qua một lần phẫu thuật (các phương pháp truyền thống phải phẫu thuật 2 lần) nên tạo cảm giác thoải mái và rút ngắn thời gian điều trị.
Xem thêm: