Răng nanh có hình dáng rất đặc trưng và khó nhầm lẫn. Nhìn chung, răng nanh dài và nhọn hơn các răng khác đóng vai trò chính trong việc cắn xé thức ăn. Răng nanh được các chuyên giá đánh giá là chiếc răng vững chắc nhất trên cung hàm với chân răng rất sâu.
Với vị trí và cấu tạo đặc biệt, răng nanh đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, giảm chấn động, ổn định khớp cắn. Nếu răng nanh mọc bình thường thì sức khỏe răng miệng của bạn cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, không nên nhổ nó đi.
Răng nanh là gì?
Răng nanh có hình dáng rất đặc trưng và khó nhầm lẫn. Nhìn chung, thân của răng nanh hơn răng cửa nhưng mỏng hơn răng hàm. Mặt nhai của răng nanh không bằng phẳng như răng cửa nhưng cũng không có gờ như răng hàm. Chúng nhọn và dài ra giống như các cạnh của răng cửa. Răng nanh thường dài và nhọn hơn các răng khác, đóng vai trò chính trong việc cắn xé thức ăn.
Răng nanh có hình dáng rất đặc trưng và khó nhầm lẫn
Vị trí, cấu tạo của răng nanh
Răng nanh được các chuyên giá đánh giá là chiếc răng vững chắc nhất trên cung hàm với chân răng rất sâu. Vậy vị trí và cấu tạo của chúng ra sao?
Vị trí của răng nanh
Răng nanh tự nhiên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa răng cửa và răng trong. Đây cũng là lý do hình thành sự giao thoa của hai nhóm răng này. Ở mỗi người sẽ có 4 răng nanh và chúng được chia đều thành 2 hàm, mỗi hàm 2 răng, 4 chiếc răng nanh này sẽ mọc thành 4 cung tương ứng.
Răng nanh ở vị trí chuyển tiếp giữa răng cửa và răng trong
Cấu tạo của răng nanh
Cấu tạo của răng nanh cũng tương tự cấu trúc răng tự nhiên với các thành phần chính như sau:
- Men răng: Là toàn bộ phần bao bọc răng, chúng được tạo thành từ 96,0% chất vô cơ, 3,0% nước và chỉ 1% chất hữu cơ. Men răng được coi là một trong những bộ phận cứng nhất và bảo vệ các thành phần khác bên trong.
- Ngà răng: Đây là thánh phần có vị trí tiếp giáp trong men răng gồm 77,0% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và phần còn lại là nước. Ngà có cấu tạo xốp, màu hơi ngả vàng nhưng chiếm đa số, thể tích răng. Ngà răng chứa buồng tủy và ống tủy bên trong.
- Tủy răng: Tủy răng chứa hệ thống các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng và nướu. Tất cả các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi nướu răng. Thông thường một chiếc răng nanh có 1 chân răng và 1 ống tủy.
Răng nanh có chức năng gì?
Với vị trí và cấu tạo đặc biệt, răng nanh đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như sau:
- Chức năng thẩm mỹ: Răng nanh thường lộ ra ngoài khi cười, nói và giao tiếp, chúng cũng nằm ở 4 góc của 4 vùng răng và được coi là chân trụ của cung răng, giúp định hình và nâng đỡ cơ mặt. Vì vậy, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của mỗi người.
- Chức năng ăn nhai, xé thức ăn: Răng nanh số 3 có khả năng chịu lực nhai rất lớn. Các đầu răng nhọn, sắc giúp con người có thể cắn xé thức ăn một cách dễ dàng.
- Giảm chấn động: Những chiếc răng nanh dài và hoạt động giống như một bộ giảm chấn động mạnh. Do đó, chúng giúp cơ thể giảm nguy cơ tác động lực nguy hại quá mức trong sinh hoạt hàng ngày
- Ổn định khớp cắn: Răng nanh cũng có tác dụng chính trong việc hướng dẫn chuyển động về phía tiếp xúc bên và phía trước của hàm, được xem là “cọc hướng dẫn” ổn định khớp cắn
Răng nanh có tính thẩm mỹ cao
Có nên nhổ răng nanh đi không?
Với những thông tin trên bạn đã hiểu được răng nanh có chức năng gì và tầm quan trọng của chiếc răng nanh, chiếc răng này giúp việc ăn nhai dễ dàng và mang lại sự hài hòa cho khuôn mặt. Khi nhổ răng nanh sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó. Vì vậy nếu răng mọc bình thường thì sức khỏe răng miệng của bạn cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, không nên nhổ răng.
Tuy nhiên nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau đây thì hãy nhổ bỏ răng nanh:
- Răng nanh bị sâu, viêm tủy răng nặng. Trong trường hợp này, khách hàng phải nhổ răng ngay để không ảnh hưởng đến các răng khác.
- Răng nanh bị mẻ, chấn thương nặng bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để tiến hành nhổ bỏ.
- Răng nanh bị va chạm, mọc lệch cũng nên nhổ bỏ răng nanh.
Không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng. Khi đến nha khoa, khách hàng được thăm khám để kiểm tra tình trạng răng miệng. Sau khi đảm bảo các điều kiện, bác sĩ nha khoa sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp. Việc thực hiện phải đảm bảo an toàn nếu không muốn làm hỏng răng. Nếu nhổ thì phải lắp răng mới để tránh tình trạng mất răng.
Tùy từng trường hợp mà bạn nên quyết định có nhổ răng nanh hay không
Trên đây bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi về răng nanh có chức năng gì và các vấn đề liên quan đến nó. Răng nanh có vai trò rất quan trọng đối với việc ăn nhai và thẩm mỹ trên khuôn mặt của mỗi người. Vì vậy, hãy chăm sóc răng miệng thật tốt để đảm bảo hàm răng khỏe đẹp mỗi ngày.