TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Niềng răng đau không? Cách giảm đau khi đeo niềng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,012
Một trong những lý do khiến nhiều người lo lắng, chần chừ và trì hoãn việc niềng răng chính là vì sợ đau. Niềng răng trong suy nghĩ của nhiều người sẽ rất đau nhức, ê buốt, khó chịu trong suốt thời gian đeo niềng. Tuy nhiên suy nghĩ này có hoàn toàn chính xác không? Niềng răng đau không? Và cần làm gì để giảm đau khi đeo niềng?

Niềng răng đau không? Là một biện pháp chỉnh nha không xâm lấn tới nướu, xương hàm mà chỉ sử dụng lực kéo từ các khí cụ để nắn chỉnh lại răng nên sẽ không gây ra cảm giác đau nhức quá nghiêm trọng.

Để hạn chế cảm giác đau và có được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, bạn hãy tham khảo, tìm hiểu và lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa tốt, có chất lượng và uy tín.

Niềng răng đau không?

Niềng răng là biện pháp chỉnh nha không xâm lấn tới nướu, xương hàm mà chỉ sử dụng lực kéo từ các khí cụ để nắn chỉnh lại răng. Do đó, quá trình niềng sẽ không gây ra cảm giác đau nhức quá nghiêm trọng.

Nếu bạn đang có mong muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp, thẳng hàng thì đừng để tâm lý lo lắng về cảm giác đau làm bạn phân vân có nên niềng răng không và “nhụt chí” nhé.

Trên thực tế, quá trình niềng cũng sẽ có lúc gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức do lực tác động từ các khí cụ nha khoa, đặc biệt là giai đoạn đầu khi răng của bạn chưa quen với khí cụ chỉnh nha.

Một số giai đoạn có thể tạo cảm giác đau nhức trong thời gian niềng cụ thể như sau:

Giai đoạn tách kẽ

Gắn thun tách kẽ

Bước đầu tiên cần tiến hành khi muốn niềng răng là gắn thun tách kẽ và đây cũng là giai đoạn mà bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhiều nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện đặt những dây chun tách kẽ vào kẽ hở giữa 2 răng để tạo ra khoảng trống giúp răng dịch chuyển trong quá trình niềng.

Bạn sẽ cần mang chun này trên răng trong vòng 5 đến 7 ngày tới khi có khe trống xuất hiện giữa 2 răng, tạo điều kiện để gắn khâu vào răng hàm.

Khi đặt thun tách kẽ, cảm giác khó chịu, ê răng, cộm cấn hoặc hơi đau nhức khi ăn sẽ xuất hiện nhưng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.

Giai đoạn nhổ răng (nếu cần thiết)

Có những trường hợp sẽ cần phải nhổ răng khi niềng để tạo ra khoảng trống trên cung hàm, giúp răng dễ dàng dịch chuyển về vị trí đúng như mong muốn. Đây cũng lừa bước khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng sẽ gây tê cục bộ nên cảm giác đau nhức sẽ không quá nặng nề.

Sau khi nhổ răng và thuốc tê hết tác dụng, vị trí nhổ thường sưng lên và đau ê trong 3 đến 5 ngày tùy vào cơ địa từng người.

Giai đoạn gắn mắc cài

Khi mới gắn mắc cài, dây cung, các bộ phận nướu, môi, lưỡi, má chưa kịp thích ứng với khí cụ thì phần lớn khách hàng đều cảm thấy cộm, vướng, khó chịu, tê nhức khi phát âm hoặc ăn nhai. Mức độ đau trong thời kì này cũng sẽ khác nhau ở từng người.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do khí cụ bắt đầu tác dụng lực lên răng. Vì chưa quen nên răng bạn sẽ bị đau trong vài ngày đầu. Tuy nhiên khi đã thích ứng rồi thì bạn sẽ thấy việc đeo niềng hoàn toàn rất bình thường.

Xem thêm: Top 3 địa chỉ niềng răng uy tín ở TPHCM dành cho bạn

Giai đoạn siết răng

Đến thời điểm cần điều chỉnh lực kéo của mắc cài, dây cung, răng bạn phải chịu áp lực khá lớn nên sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Không những vậy, nếu bạn phát âm quá nhanh hoặc ăn nhai đồ ăn quá cứng trong giai đoạn này có thể gây cọ xát vào má, môi, dẫn đến chảy máu.

Bí quyết giảm đau khi đeo niềng

Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm đau khi niềng

Sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá lạnh để giảm đau là biện pháp cực kì hiệu quả. Hãy bọc đá lạnh vào khăn sạch hoặc đặt túi chườm lạnh lên vị trí đau nhức, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Ăn đồ ăn mềm

Lực siết từ khí cụ có thể khiến răng bạn bị ê buốt, đặc biệt là khi ăn nhai thức ăn cứng, dai. Vậy nên, trong các bữa ăn hàng ngày, bạn hãy ưu tiên các thực phẩm chế biến mềm, không dai, không cứng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, ngũ cốc,…

Súc miệng với dung dịch muối

Trong một vài trường hợp, niềng răng có thể dẫn đến các vết loét do niêm mạc cọ xát với mắc cài hoặc hiện tượng nhiệt. Để giảm cảm giác đau nhức, bạn hãy sử dụng nước muối loãng để súc miệng, sát trùng vết thương và răng miệng.

Mong rằng với các chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được niềng răng đau không cũng như cách giảm đau khi đeo niềng. Để có được hiệu quả chỉnh nha như ý muốn và hạn chế tối đa cẩm giác đau nhức, bạn hãy ghé qua Nha khoa Nhân Tâm để trải nghiệm dịch vụ niềng răng chất lượng cao với công nghệ tiên nhất nhé.