TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những tiêu chí giúp bạn cân nhắc có nên niềng răng không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 966
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha đem lại hiệu quả cao, giúp bạn khắc phục khiếm khuyết của răng, lấy lại phong thái tự tin cùng nụ cười tươi rạng rỡ. Với tình trạng răng của bản thân mình thì có nên niềng răng không? Dựa vào đâu để cân nhắc việc niềng răng? Hãy cùng theo dõi các thông tin sau để giải đáp băn khoăn này nhé.

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha hiệu quả, giúp bạn khắc phục các khiếm khuyết của răng, lấy lại phong thái tự tin cùng nụ cười tươi rạng rỡ. Tuy nhiên để xem xét có nên niềng răng không bạn cần dựa vào một số tiêu chí, bao gồm những ảnh hưởng mà niềng răng có thể gây ra, tình trạng răng của bạn có phù hợp để niềng không, thời gian đeo niềng là bao lâu,…

Niềng răng là gì?

Niềng răng là kỹ thuật ra đời với mục đích cải thiện các nhược điểm về răng bằng cách sử dụng các khí cụ nha khoa để tạo ra lực kéo, đưa răng về lại đúng vị trí trên khuôn hàm.

Các hình thức niềng răng hiện nay rất đa dạng với nhiều loại khí cụ khác nhau bao gồm mắc cài kim loại, mắc cài sứ, khay niềng trong suốt, mắc cài tự khóa,… giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thích hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của bản thân.

Các hình thức niềng răng hiện nay

Xem thêm: Niềng răng mắc cài trong và những điều cần biết

Những tiêu chí giúp bạn cân nhắc có nên niềng răng không?

Đáp án câu hỏi “có nên niềng răng không?” Sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau để cân nhắc và đưa ra quyết định một cách đúng đắn.

Bạn có nằm trong nhóm đối tượng niềng răng không?

Phương pháp niềng răng thường được chỉ định trong các trường hợp như răng hô, răng móm, răng mọc lệch lạc, mọc thưa,… tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng răng của mình có thể áp dụng biện pháp này không bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín và thăm khám kỹ lưỡng. Bởi nếu khiếm khuyết là do xương thì bạn sẽ cần phẫu thuật chỉnh xương hoặc kết hợp cả chỉnh xương và niềng răng nếu nguyên nhân của sự sai lệch là do cả xương và răng.

Niềng răng có gây ra ảnh hưởng gì không?

Trong giai đoạn đeo niềng, một số vấn đề có thể xảy ra mà bạn nên xem xét đó là:

  • Cảm giác khó chịu và đau nhức: Bạn cần xác định rằng những cảm giác khó chịu, ê nhức sẽ diễn ra vào một số thời điểm như sau khi gắn khí cụ khoảng 1 tuần, khi nhổ răng, tách kẽ răng, siết răng định kì. Tuy nhiên, khi bạn đã quen dần với niềng răng thì những cảm giác này cũng sẽ giảm dần đi.
  • Chế độ ăn: Việc ăn uống cũng sẽ phải thay đổi khi bạn niềng răng. Trong giai đoạn đầu, vì mới có lực nắn chỉnh nên răng chưa thể ổn định, bạn nên ăn các món chế biến dạng lỏng như canh, súp, cháo,… thời gian sau đó, bạn vẫn cần hạn chế thực phẩm cứng và khuyến khích sử dụng đồ ăn mềm để không gây ảnh hưởng đến răng.

Khi niềng răng bạn nên ăn các món ăn chế biến dạng lỏng, dễ nuốt

  • Phát âm: Trong một số trường hợp, khả năng phát âm của khách hàng có thể bị ảnh hưởng. Nhưng đây chỉ là hiện tượng xảy ra vào thời gian đầu nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Sau khi lưỡi và răng đã quen với niềng thì khả năng phát âm của bạn sẽ trở lại như trước.
  • Tính thẩm mỹ: Các hình thức niềng với mắc cài và dây cung kim loại mặc dù đem đến hiệu quả cao với mức giá tiết kiệm nhưng lại dễ lộ ra khi cười nói do màu sắc của kim loại. Vì thế, nếu có yêu cầu cao về thẩm mỹ thì bạn cần xem xét lựa chọn biện pháp niềng thích hợp.

Thời gian đeo niềng là bao lâu?

Thời gian niềng răng thông thường sẽ mất từ 18 đến 24 tháng. Nếu mức độ sai lệch răng nặng thì thời gian cần có để nắn chỉnh răng sẽ lâu hơn tùy theo chỉ định từ bác sỹ. Bên cạnh đó, các loại khí cụ khác nhau cũng sẽ cần thời gian dài ngắn khác nhau để đưa răng về lại vị trí đúng.

Mong rằng các thông tin bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn có nên niềng răng không cũng như nắm được những tiêu chí để cân nhắc việc niềng răng. Nếu gặp phải bất kì vấn đề răng miệng nào, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn hoặc tới trực tiếp địa chỉ 807 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TPHCM để thăm khám, trao đổi với các sỹ chuyên khoa và tìm ra hướng điều trị phù hợp.