TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cần biết khi niềng răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.372
Niềng răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn nhằm khắc phục hàm răng hô, móm, khấp khểnh, răng thưa... Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị cần nhiều thời gian, đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết mới đạt được kết quả như ý.

Niềng răng là gì? Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Niềng răng (chỉnh nha) là một thuật ngữ được dùng trong nha khoa. Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa để nắn chỉnh lại những răng lệch lạc, sai khớp cắn về đúng vị trí chuẩn của nó.

Niềng răng sẽ giúp cho những răng không đều về đúng vị trí của nó trên cung hàm, khuôn miệng sẽ trở nên thẩm mỹ hơn, đồng thời giúp khớp cắn chính xác, việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng và người bệnh cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng xuất hiện, bởi răng đều sẽ giúp thức ăn không bị nhét vào các kẽ răng khấp khểnh, răng thưa,…

Niềng răng sử dụng các khí cụ nha khoa để nắn chỉnh lại những răng lệch lạc, sai khớp cắn về đúng vị trí chuẩn

Hiện nay, niềng răng được phát triển với nhiều “phiên bản”, nhiều kỹ thuật thực hiện khác nhau. Trong đó có thể kể đến các loại niềng răng phổ biến như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự khóa, niềng răng vô hình Invisalign.

Mỗi loại niềng răng đều có ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo nhu cầu cũng như khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn cho mình phương pháp chỉnh nha phù hợp.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Độ tuổi niềng răng là một trong các thắc mắc của rất nhiều người. Theo khuyến cáo của các Nha sĩ, việc niềng răng nên thực hiện hiện càng sớm càng tốt và lứa tuổi thích hợp nhất để chỉnh răng là từ 13 đến 18 tuổi.

Bởi lúc này, răng đã thay hết, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển và lợi đảm bảo độ cứng vừa phải, đủ để cho răng dịch chuyển dễ dàng mà vẫn giữ nguyên được vị trí của răng sau khi điều chỉnh.

Mặc dù 13- 18 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để niềng răng nhưng không có nghĩa là ngoài độ tuổi này bạn không thể niềng.

Nếu dưới 13 tuổi thì có thể thực hiện niềng răng tháo lắp để giữ cho răng không bị xô lệch quá nhiều rồi chờ đến tuổi thì bắt đầu niềng cố định. Còn nếu trên 18 tuổi thì bạn vẫn có thể niềng và đạt kết quả như ý, chỉ cần kiên trì hơn một chút.

Các trường hợp không nên niềng răng - 18 tuổi là độ tuổi niềng răng thích hợp nhất

Các trường hợp không nên niềng răng

Niềng răng tuy là một giải pháp lý tưởng cho những người sở hữu hàm răng lệch lạc nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được, cụ thể như:

Hô móm do xương hàm:

Niềng răng – chỉnh nha chỉ di chuyển răng để sắp xếp lại theo mục đích của Bác sĩ chứ không hề tác động vào xương hàm để chỉnh sửa. Vì thế, những trường hợp bị hô – móm do xương hàm thì việc điều trị bằng phương pháp này sẽ không đạt hiệu quả.

Trường hợp này bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm, sau đó kết hợp niềng răng để vừa chỉnh hô – móm, vừa làm răng đều đẹp.

Khi răng và xương hàm yếu:

Răng và xương hàm yếu, thể tích không đảm bảo thì không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo lực của mắc cài. Nếu di chuyển răng được thì cũng rất khó để bảo tồn kết quả niềng răng, răng sẽ dễ dàng bị xô lệch về vị trí cũ do lực nhai trong khi ăn nhai.

Đã từng bọc răng sứ hay trồng răng giả:

Bệnh nhân khi bọc răng sứ hay trồng răng giả thì không nên niềng răng.

Bởi khi tiến hành chỉnh nha thì lực tạo ra từ khí cụ chỉnh nha để di chuyển răng sẽ làm trụ implant bị lung lay, đồng thời răng sứ với độ bóng nhất định ở mặt ngoài sẽ không tạo được độ bám dính tốt như răng thật khiến cho việc gắn keo để cố định trên răng khó có thể thực hiện được.

Tham khảo: Niềng răng invisalign giá bao nhiêu?

Mắc bệnh lý toàn thân:

Những trường hợp người bệnh mắc phải một số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tiểu đường, tim mạch,… thì không thể thực hiện phương pháp niềng răng được.

Bởi khi mắc phải những bệnh này thì khả năng chống lây nhiễm rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, rất dễ gây nhiễm trùng nặng.

Các trường hợp hô, móm do hàm thì không thể thực hiện niềng răng mà bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm

Thời gian niềng răng mất bao lâu?

Thời gian niềng răng của từng Bệnh nhân là không giống nhau bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Độ tuổi niềng răng:

Ở những trẻ thanh thiếu niên, đang trong quá trình phát triển thì xương hàm chưa cứng hoàn toàn nên sẽ dễ nắn chỉnh răng hơn, từ đó thời gian niềng răng cũng nhanh hơn so với người trưởng thành.

Tình trạng răng:

Những trường hợp răng lệch lạc nhẹ thì thời gian niềng răng nhanh. Còn nếu tình trạng răng bị lệch lạc, hô, móm,… quá nặng thì cần phải cân chỉnh nhiều, phải mất khoảng 2 – 3 năm để có hàm răng đều.

Phương pháp niềng răng:

Đối với những người dùng mắc cài tự đóng thì lực ma sát lên răng sẽ giảm, răng di chuyển với lực đều và ổn định hơn so với mắc cài gắn dây thun.

Do đó, để biết chính xác khoảng thời gian chỉnh nha là bao lâu thì bạn hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa gần đây uy tín, Bác sĩ sẽ lên chi tiết kế hoạch điều trị và tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn. Thông thường, thời gian niềng răng trung bình từ 18 – 24 tháng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi niềng răng

Thông thường, trong 7 – 10 ngày đầu tiên khi vừa niềng răng xong, bạn sẽ có cảm giác răng hơi ê nhức và khó chịu, lí do là vì có khí cụ lạ trong miệng. Thậm chí ngay cả môi, má và lưỡi cũng có cảm giác gò bó, mất tự nhiên khi giao tiếp. Tuy nhiên, theo thời gian, cảm giác này sẽ dần giảm xuống.

Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời gian niềng răng, bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá ngọt.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thức uống có ga, nước ngọt, nước ép trái cây có đường và axit. Bởi những thực phẩm này có thể gây bệnh sâu răng hoặc làm ảnh hưởng đến dây niềng.

Trong thời gian niềng răng thì nên tránh những thực phẩm giàu đường, quá cứng, quá dai…

Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng cũng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, vôi răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu.

Thực tế cho thấy, việc đánh răng ở những người niềng răng sẽ trở nên quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác.

Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn nên nhờ đến sự “trợ giúp” của chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua dây niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.

Khi đánh răng thì sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa nhiều Flour, thực hiện chải răng nhẹ nhàng, tránh đụng vào mắc cài niềng răng.

Niềng răng thẩm mỹ hiệu quả, an toàn tại Nha Khoa Nhân Tâm

Nha Khoa Nhân Tâm là địa chỉ niềng răng – chỉnh nha uy tín tại TP HCM. Khi thực hiện niềng răng tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình niềng răng đạt chuẩn Quốc tế với đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại và do chính các Bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn thực hiện.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi điều trị, Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của từng Bệnh nhân rồi xem xét có phù hợp với phương pháp niềng răng hay không, nếu có thì sẽ tiến hành khám chi tiết.

Bệnh nhân sẽ được thăm khám, chụp phim, phân tích chính xác tình trạng lệch lạc của các răng và hàm trên các thiết bị tiên tiến.

Sau đó, Bác sĩ sẽ sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên kế hoạch từng bước thực hiện nhằm giúp người niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, đồng thời biết được quá trình điều trị biến đổi như thế nào, đem lại kết quả ra sao và thời gian kéo dài bao lâu.

Bước 2: Lấy mẫu, chụp hình răng

Các Bác sĩ sẽ khảo sát cấu trúc xương hàm cụ thể, sau đó dựa trên kết quả chụp phim để đưa ra cho Bệnh nhân lời khuyên nên chọn loại hình niềng răng nào cho phù hợp.

Tiếp đó, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu, thu thập các thông tin quan trọng và chọn khí cụ chỉnh hình thích hợp nhất với từng Bệnh nhân.

Bước 3: Lên phác đồ điều trị

Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng của từng Bệnh nhân, Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Với trẻ em, Bác sĩ sẽ chụp phim Panorex, Cephalo, xương bàn tay để dự báo sự phát triển của hệ thống xương sọ. Từ đó xác định thời điểm điều trị chỉnh nha sớm ở trẻ, tránh việc nhổ răng, điều chỉnh xương hàm khi hệ thống xương sọ đã qua giai đoạn phát triển.

Với người trưởng thành, Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và dự kiến lực chỉnh răng phù hợp với từng giai đoạn. Kết hợp giữa việc niềng răng và tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt để giúp Bệnh nhân hài lòng nhất với kết quả sau quá trình thực hiện.

Bước 4: Cạo vôi răng

Cạo vôi răng sẽ giúp làm sạch khoang miệng, tránh nguy cơ gặp phải những vấn đề về răng miệng sau khi niềng. Bởi trong quá trình chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bước 5: Gắn mắc cài

Ở bước này, Bác sĩ sẽ trực tiếp gắn thun tách kẽ cho Bệnh nhân niềng răng. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn và các răng kế cận. Sau đó, Bác sĩ sẽ bắt đầu gắn mắc cài niềng răng.

Bước 6: Theo dõi, điều trị

Quá trình theo dõi và điều trị sẽ quyết định trực tiếp đến kết quả cuối cùng của việc niềng răng. Sau khi gắn mắc cài, Bác sĩ sẽ điều chỉnh một lần để kéo về vị trí mong muốn, đối với trường hợp niềng răng Invisalign thì thay bộ chỉnh hàm.

Bước 7: Tháo mắc cài

Như kế hoạch ban đầu, Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Bệnh nhân phải sử dụng thêm hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng.

Bảng giá niềng răng tại Nha Khoa Nhân Tâm

Nha khoa Nhân Tâm cam kết đem đến cho Khách hàng dịch vụ niềng răng chất lượng hàng đầu với mức chi phí tốt nhất.

Chúng tôi tự tin bảng giá dịch vụ niềng răng tương xứng với hiệu quả mà dịch vụ tạo ra, giúp Khách hàng khắc phục tình trạng răng mọc lệch, hô, móm, khấp khểnh,… và sở hữu hàm răng đều đẹp như ý muốn.

Có thể nói, việc sở hữu một hàm răng lệch lạc, hô móm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của hàm răng mà còn khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống. Với phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện đại đang được áp dụng tại Nha Khoa Nhân Tâm, bạn sẽ dễ dàng tìm lại được hàm răng đều đẹp như ý.