TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Kỹ thuật nâng xoang hàm, ghép xương và cấy ghép implant

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 754
Công trình "Kỹ thuật nâng xoang hàm, ghép xương và cấy ghép implant" được đăng trên tạp chí Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2010 của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM.

Công trình nghiên cứu khoa học của Ts.Bs Võ Văn Nhân với chủ đề: Nâng xoang hàm, ghép xương và cấy ghép Implant được đăng trên tạp chí Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2010 của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM.

Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong công trình này đã khẳng định vai trò của Ts.Bs Võ Văn Nhân là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Và nó cũng mở ra những hướng đi mới, tiềm năng hơn cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.

Nâng xoang hàm và ghép xương ngày nay đã trở thành kỹ thuật thường quy trong điều trị nha khoa. Phương pháp này được ứng dụng cho những bệnh nhân bị mất răng phía sau hàm nhằm cung cấp đủ thể tích xương, phục vụ cho việc cấy ghép Implant.

Kết quả giải phẫu, sinh lý xoang hàm

Kỹ thuật nâng xoang hàm và ghép xương được thực hiện lần đầu tiên bởi bác sĩ Boyne vào những năm 1960 nhằm gia tăng thể tích xương vùng phía sau, tiếp theo gọt bớt phần xương và mô mềm ở vùng này tạo đủ khoảng cách giữa 2 hàm cho phục hình tháo lắp cổ điển.

Kết quả giải phẫu, sinh lý xoang hàm

Với các bệnh nhân bị mất răng toàn hàm trên và dưới, xoang hàm xuống thấp, vùng lồi củ lớn và rộng nên khoảng cách giữa hai hàm không đủ để làm phục hình tháo lắp cổ điển.

Chính vì vậy mà việc gọt bớt xương hàm dưới để tạo khoảng cho hàm giả là không khả thi nên cần tiến hành nâng xoang và ghép xương, sau đó cắt bớt phần xương và mô mềm ở vùng này để tạo khoảng cách giữa hai hàm.

Nhánh nối ngoài xương và trong xương giữa động mạch dưới ổ mắt và động mạch răng trên sau

Vào cuối những năm 1970, kỹ thuật này được áp dụng để đặt implant (implant dạng bảng), thực hiện phục hình nâng đỡ trên implant (cố định hay tháo lắp).

Năm 1980, Boyne và James trình bày chi tiết kỹ thuật nâng xoang, ghép xương và kết quả thành công của 3 ca để thực hiện phục hình nâng đỡ trên implant và 11 ca nâng xoang ghép xương làm phục hình tháo lắp kinh điển.

Nhánh nối ngoài xương giữa động mạch dưới ổ mắt và động mạch răng trên sau

Sau nhiều lần cải tiến và được nghiên cứu chuyên sâu, đã có 2 kỹ thuật chính được ra đời gọi là kỹ thuật nâng xoang kín và kỹ thuật nâng xoang hở.

Xem thêm công trình nghiên cứu: Phẫu thuật dời thần kinh ổ răng dưới và cấy ghép Implant

Dẫn lưu xoang

Nâng xoang và ghép xương không làm ảnh hưởng đến chức năng của xoang khi thực hiện trên xoang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu xoang có bệnh lý sẽ làm trì trệ sự chuyển dịch, vi khuẩn sản sinh khiến cho tình trạng viêm xoang trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, những bệnh lý tại chỗ là chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối khi nâng xoang và phải xem xét cẩn thận trước khi phẫu thuật.

Lựa chọn kỹ thuật nâng xoang phù hợp

Hội nghị này cũng kết luận rằng chiều cao xương còn lại tính từ mào xương ổ đến đáy xoang hàm là yếu tố quyết định sự thành công của implant.

Mục tiêu của công trình là tìm hiểu sâu về các phương pháp nâng xoang hàm, ghép xương và cấy ghép implant, đồng thời tìm ra những cải tiến và ứng dụng mới trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng - hàm - mặt.

Công trình này đã nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh lâm sàng, kỹ thuật và kết quả sau điều trị. Các bệnh nhân sau điều trị có sự cải thiện rõ rệt về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.

Như vậy, kỹ thuật nâng xoang và ghép xương để gia tăng thể tích xương cho phục hình nâng đỡ trên implant là thủ thuật phổ biến, có tiên lượng tốt nhưng yêu cầu phân tích các yếu tố quan trọng trước khi phẫu thuật bao gồm:

  • Chọn bệnh nhân thích hợp là tiêu chuẩn để thành công.
  • Đánh giá cấu trúc giải phẫu xoang hàm: Sự thông thương của ngách xương, tình trạng chức năng của các xoang cận mũi, mạch máu trong xoang, vách ngăn xoang,…
  • Đánh giá tình trạng xương ổ còn lại, chọn lựa kỹ thuật phù hợp.
  • Dự phòng và xử trí các biến chứng trong và sau phẫu thuật có thể xảy ra như.

Sơ đồ các biến chứng phẫu thuật có thể xảy ra

Công trình nghiên cứu khoa học này được thực hiện bởi Ts.Bs Võ Văn Nhân - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cấy ghép Implant, là báo cáo viên tại các diễn đàn khoa học Quốc tế; là Bác sĩ Việt Nam dời thần kinh hàm dưới để cấy ghép răng implant(*), cấy ghép implant xương gò má(*) cho bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên trầm trọng, cấy ghép implant xương gò má cải tiến(*) kết hợp với dời thần kinh ổ răng dưới(*) và cấy ghép implant đồng thời(*) trong phục hồi răng cho bệnh nhân loạn sản ngoại bì không răng bẩm sinh, tạo ra bước đột phá mới trong ngành Implant nha khoa tại Việt Nam.

(*) Quá trình thực hiện các phẫu thuật phức tạp này được TS.BS Võ Văn Nhân tiến hành tại bệnh viện