TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho người không răng bẩm sinh

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,313
Ngày 13/1 vừa qua, tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân - Giám đốc trung tâm Implant Nha khoa Nhân Tâm đã phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho Bình Lê (Đồng Nai) - bệnh nhân không có răng từ khi mới sinh khiến xương hàm bị teo đét, không phát triển. Anh phải chịu đựng hàm giả lỏng lẻo gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngoài ra, Lê còn có những biển hiện như tóc mọc ít và thưa, da mỏng...

Tiến sĩ, bác sĩ  Võ Văn Nhân và ekip thực hiện ca phẫu thuật cho Lê

Anh B.Q.L. (Biên Hòa) mắc hội chứng không có răng bẩm sinh vừa được mổ thành công ở Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM).

Ngày 13/1 vừa qua, tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân - Giám đốc trung tâm Implant Nha khoa Nhân Tâm đã phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho Bình Lê (Đồng Nai) - bệnh nhân không có răng từ khi mới sinh khiến xương hàm bị teo đét, không phát triển. Anh phải chịu đựng hàm giả lỏng lẻo gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngoài ra, Lê còn có những biển hiện như tóc mọc ít và thưa, da mỏng...

tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân

Khó có bữa ăn ngon vì không răng bẩm sinh

Từ khi sinh ra, Lê hoàn toàn không có răng sữa cũng như răng vĩnh viễn. Năm anh lên một tuổi, chỉ có một chiếc răng duy nhất mọc sâu bên trong ở hàm dưới và đến năm 10 tuổi, chiếc răng này bị hư, phải nhổ đi.

Cũng thời gian này, gia đình đưa Lê đến một bệnh viện lớn ở TP HCM để khám. "Sau khi xem phim X-quang, bác sĩ kết luận cháu không có mầm răng. Tuy nhiên, họ chỉ dừng lại tại đây và chưa có hướng giải quyết nào”, ông Bình Huy - bố của Lê chia sẻ.

Vì thương con, gia đình Lê tiếp tục hành trình tìm cách chữa trị. Những năm sau đó, bố mẹ đưa anh đến nhiều bệnh viện lớn ở Biên Hòa và TP HCM nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.

Lê chia sẻ: “Tôi không có răng từ nhỏ và phải đeo hàm giả tháo lắp từ năm 10 tuổi. Hàm giả ngày càng lỏng, ăn nhai rất đau. Tôi đã thay 4 lần hàm giả nhưng vẫn không ăn nhai được”.

Qua thăm khám và phân tích tỉ mỉ, tiến sĩ Nhân cho biết: “Trường hợp của Lê rất đặc biệt vì không răng bẩm sinh là trường hợp bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 trẻ mới sinh ra mắc phải và cũng là một trong những dạng nghiêm trọng của hội chứng loạn sản ngoại bì".

"Bệnh nhân không có răng từ lúc mới sinh dẫn đến xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng. Đây là bất lợi lớn cho việc phục hồi răng do không có xương nâng đỡ và lưu giữ hàm giả, kể cả việc cấy ghép Implant thông thường cũng không thực hiện được vì xương hàm trên tiêu sát nền mũi, xương hàm dưới chỉ cách dây thần kinh một mm”, bác sĩ Nhân nói thêm.

Phim toàn cảnh cấy ghép Implant xương gò má và Implant hàm dưới của bệnh nhân Lê sau phẫu thuật

Phẫu thuật thành công, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ

Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân, để giải quyết trường hợp phức tạp này chỉ còn cách thực hiện song hành hai kỹ thuật chuyên sâu là phẫu thuật dời thần kinh để trồng răng hàm dưới và cấy ghép Implant xương gò má để trồng răng hàm trên. Đây được xem là hai kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ điều trị có nhiều năm kinh nghiệm, am tường cấu trúc giải phẫu để có thể làm chủ được các kỹ thuật này, dự phòng cũng như kiểm soát được những biến chứng có thể xảy ra để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và thành công cho bệnh nhân.

Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật này, bác sĩ Nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích hình thể xương cũng như các cấu trúc giải phẫu quan trọng như mạch máu, thần kinh, xoang hàm, ổ mắt... để xây dựng kế hoạch phẫu thuật cũng như phục hình chính xác, chặt chẽ và toàn diện. Do vậy, sau hơn 4 giờ (nhanh hơn một giờ so với dự kiến), ca phẫu thuật của Lê được thực hiện thành công ngoài mong đợi. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn, hồi phục tốt. Dự kiến sau 2 tuần phẫu thuật, Lê sẽ được gắn răng tạm cố định trên implant và sẽ thay răng sứ cố định sau 4 tháng.

Bước tiến mới của nền nha khoa Việt Nam hiện đại

Việc thực hiện một trong hai kỹ thuật dời dây thần kinh hay cấy implant xương gò má đã là vấn đề khó khăn, việc kết hợp song hành 2 kỹ thuật này trên cùng một bệnh nhân thật sự là một thách thức.

Từ ca cấy ghép răng cho chị Nguyễn Hà - người thiếu răng bẩm sinh, hơn 30 năm phải đeo răng giả cho đến bệnh nhân không răng bẩm sinh Bình Lê, thành công của tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân đánh dấu bước tiến mới trong ngành Implant nha khoa Việt Nam.

Công trình dời dây thần kinh và cấy ghép Implant của tiến sĩ Nhân được mời báo cáo tại hội nghị "Phẫu thuật miệng và hàm mặt quốc tế" - ICOMS diễn ra hai năm một lần từ 31/3 đến 3/4 tại Hong Kong, đồng thời cũng được mời báo cáo tại hội nghị Implant Quốc tế tại Italy vào tháng 6/2017.

tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân tại phiên báo cáo quốc tế

Thành công của việc kết hợp song hành hai kỹ thuật này đem lại niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh cũng như bị mất răng có tiêu xương hàm trên trầm trọng hay trường hợp bị cắt bỏ xương hàm trên do nhiều nguyên nhân. Ca phẫu thuật không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, mà còn giúp họ giải tỏa tâm lý, phát triển về thể chất, tâm sinh lý và xã hội như những người bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.