TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sâu răng nhẹ có nên đi hàn, trám răng sâu không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,701
Thưa bác sĩ, em năm nay 21 tuổi, hiện tại em có 3 chiếc răng cấm ở hàm dưới bị sâu, chưa có dấu hiệu đau nhức nhưng em nhìn thấy có lỗ nhỏ màu đen hình thành trong răng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em là sâu răng nhẹ có nên đi hàn, trám răng không ạ? (Thùy Dung - Đồng Nai)

Hàn răng sâu hay trám răng sâu là kỹ thuật sử dụng các vật liệu như composite để bù đắp vào khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng gây ra, trả lại hình dáng ban đầu cho răng.

Sâu răng nhưng không điều trị hàn-trám lại sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: tổn thương tủy răng, mất răng, áp xe răng,…

Trả lời:

Thùy Dung thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi gắm câu hỏi, băn khoăn của bạn về cho chúng tôi. Về thắc mắc Sâu răng nhẹ có nên đi hàn, trám răng không của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể, chi tiết trong bài viết sau đây.

Sâu răng tưởng chừng như là một vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế, sâu răng dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể.

Nguyên nhân sâu răng

Nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không tốt, không kỹ, thức ăn dính lên răng tạo nên mảng bám, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng. Các mảng bám là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển và hình thành lỗ sâu.

Ở trẻ em, lứa tuổi hay ăn đồ ăn vặt - những thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Thức ăn thừa bám vào răng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn hoạt động. Đó cũng là nguyên nhân trẻ em ở Việt Nam ở khoảng từ 6 - 8 tuổi có tỉ lệ sâu răng rất cao, lên đến 85%.

Những biến chứng khi sâu răng

Sâu răng là một quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng , gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn tấn công sâu hơn vào thân răng, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương tủy răng, thậm chí có thể làm mất răng vĩnh viễn.

Sâu răng còn tạo ra các ổ nhiễm trùng trong khoang miệng và trở thành "cây cầu" dẫn vi khuẩn khắp cơ thể. Sâu răng và viêm tủy răng không được điều trị sẽ bị hoại tử, biến chứng áp xe răng gây đau đớn cho bệnh nhân.

Sâu răng khiến cấu trúc răng bị tàn phá, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai nghiêm trọng

Sâu răng dẫn đến suy yếu chức năng răng, phải chịu những cơn đau thường xuyên, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của bản thân. Một đứa trẻ bị sâu răng sẽ dẫn đến chứng lười ăn, suy dinh dưỡng và các bệnh tật khác.

Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì có thể tủy răng đã bị viêm. Khi đó phải chữa tủy răng, gây tốn kém hơn về mặt chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng và nhiều tình trạng khác nữa, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống cá nhân.

Xem thêm: Sâu chân răng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Phải làm gì khi răng bạn bị sâu?

Đối với trường hợp răng sâu ở mức độ chưa quá nghiêm trọng, thì hàn, trám răng là giải pháp giúp phục hình cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập đến vùng răng bị sâu. Trong trường hợp của bạn, nấu bị sâu còn nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện hàn, trám răng cho bạn để ngăn chặn sâu răng tiến triển thêm.

Bác sĩ sẽ gây tê và nạo sạch các mô răng bị tổn thương, sau đó thao tác hàn trám sẽ được thực hiện để bít vào vùng răng vừa được nạo sạch vết sâu.

Trám răng càng sớm thì cơ hội bảo tồn chiếc răng sâu của bạn càng cao. Nếu để đến tình trạng răng bị tổn thương quá nặng, bị vỡ ra hoặc viêm, sưng chân răng… Lúc đó bạn bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

Biện pháp ngăn chặn sâu răng

Khi sâu răng vừa chớm nên được hàn trám

Hiểu rõ những biện pháp phòng ngừa giúp bạn ngăn chặn sâu răng sớm và giữ cho sâu răng không tiến triển nghiêm trọng hơn. Sâu răng khác hoàn toàn với những tổn thương ở bộ phận khác, đó chính là không có khả năng tự phục hồi.

Cách tốt nhất để tự bảo vệ chính hàm răng của bạn đó chính là:

  • Chải răng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần, trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu có thể, sau mỗi bữa ăn cũng nên chải răng để loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa.
  • Chải răng thật sạch sau khi sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
  • Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
  • Thăm khám đều đặn tại nha khoa để lấy sạch cao răng và phát hiện những bệnh lý về răng miệng sớm nhất có thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp để khắc phục, giúp bạn bảo vệ được hàm răng của mình một cách tốt nhất.

Công nghệ phục hình răng ngày càng phát triển, đóng góp rất lớn cho ngành nha khoa Việt Nam. Tuy nhiên, răng giả dù hiện đại thế nào, vẫn không thể đảm nhận chức năng ăn nhai tốt như răng thật. Bởi vậy, bạn phải luôn đề cao tầm quan trọng của việc phòng ngừa sâu răng cho bạn cũng như những người thân.