TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những bệnh răng miệng thường gặp phải ở người cao tuổi

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,493
Người cao tuổi bị nhức răng là một vấn đề vô cùng phổ biến. Nguyên nhân đau răng ở người già thường là do tuổi tác và quá trình lão hóa làm răng bị biến đổi ít nhiều, mắc các bệnh sâu răng hoặc việc điều trị một số bệnh lý toàn thân gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Sự thay đổi ở vùng niêm mạc miệng, các bệnh sâu răng, bệnh nha chu hay bệnh loạn năng thái dương hàm... là những vấn đề về bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi.

Sự thay đổi ở vùng niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng trở nên mỏng hơn, nhẵn, khô, giảm đi tính đàn hồi, dễ bị thương nhưng lâu lành.

Đặc biệt, sự thay đổi trong tuyến nước bọt: quá trình lão hóa đã làm cho các nhu mô tuyến giảm dần mà thay vào đó là các mô mỡ và mô liên kết, do đó làm suy giảm tiết nước bọt và là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, cảm giác nóng bỏng miệng,...

Răng trở nên sậm màu hơn, giòn và dễ nứt.

Bệnh sâu răng

Đối với người lớn tuổi, sâu chân răng thường luôn đi kèm với tụt nướu do bệnh nha chu và tình trạng khô miệng gây ra.

Nguyên nhân của bệnh sâu răng: do các vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra lượng acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt được gọi là sâu răng.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một vấn đề lớn đối với sức khỏe răng miệng của những người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp kịp lúc sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương, tiêu dây chằng chung quanh răng, răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của nha chu tăng dựa theo tuổi.

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm ở người lớn tuổi

Tình trạng biến đổi thoái hóa, viêm xương - khớp, mất răng lâu ngày mà không được phục hồi là một số nguyên nhân phổ biến gây nên những tổn thương trên vùng diện khớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm.

Triệu chứng: Gây đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở phần khớp hàm.

Khô miệng

Khô miệng lâu dài làm thay đổi các tuyến nước bọt, nước bọt nhầy và đặt quánh hơn, dễ tạo ra các mảng bám, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu phát triển.

Nguyên nhân: Do giảm tiết nước bọt bởi vì tiểu đường, viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thoái hóa mô, do thuốc, do xạ trị vùng đầu, mặt,...

Thiếu nước bọt làm cho môi nóng bỏng, nứt lưỡi, niêm mạc miệng bị khô, dày trắng và hôi, làm lưu giữ thức ăn, nhai nuốt khó khăn hơn vì nước bọt rất cần thiết để làm trơn.

Rối loạn phản xạ nuốt nhai

Theo tuổi tác của bệnh nhân, chức năng nhai nuốt của người già cũng như vị giác cũng dần suy giảm, khiến cho việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, cơ thể bị thiếu dưỡng chất, thường xuyên mệt mỏi.

Viêm miệng, hôi miệng

Viêm miệng là bệnh răng miệng ở người già thường có liên quan đến răng giả do không được vệ sinh đúng cách. Hôi miệng cũng thường liên quan đến ăn uống, dùng thuốc điều trị và vệ sinh răng miệng không sạch.

Xem thêm: 5 lưu ý chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường

Mòn răng và ê buốt răng

Mòn răng và ê buốt răng

Nguyên nhân chính:

  • Sinh lí: Thời gian sử dụng
  • Thực phẩm: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ và acid
  • Chải răng không đúng phương pháp, hoặc quá mạnh

Nghiến răng

Hậu quả: Đau khớp, đau khớp thái dương hàm, gãy răng, khó ăn nhai

Ung thư miệng

50% ung thư miệng di căn khi được phát hiện nên tỉ lệ sống sót rất thấp. Các yếu tố và nguy cơ: ăn trầu, thuốc lá, uống rượu. 60% ung thư miệng có liên quan đến việc ăn trầu và uống rượu.

Để có thể điều trị triệt để các bệnh răng miệng ở người cao tuổi, hãy đến ngay với cơ sở Nha khoa Nhân Tâm. Tại đây, các bác sĩ tay nghề giỏi cùng với máy móc - trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bệnh nhân sở hữu được hàm răng chắc khỏe.

Cách phòng bệnh răng miệng ở người già

Cách phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Các vấn đề về răng miệng khi còn trẻ sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khi về già và gây ra các bệnh thường gặp khác.

Dù chưa hoặc đã bị mất răng thì người cao tuổi cũng cần phải được tái khám răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến các vấn đề sau để phòng ngừa bệnh răng miệng ở người cao tuổi:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, hợp lý: Tăng cường các loại rau củ quả, hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, thay vào đó nên ăn trái cây. Ăn đầy đủ các thức ăn chứa chất đạm, chất béo thực vật, vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn thức ăn cứng nóng và nhiều gia vị kích thích.
  • Chú ý cách vệ sinh răng miệng nhằm phòng ngừa bệnh nha chu: Chải răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn, kể cả các bữa ăn phụ để răng miệng luôn được sạch sẽ. Chú ý chải răng đúng cách và không chải răng quá mạnh. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân phải bổ sung nước súc miệng có chứa flour (theo chỉ dẫn của nha sĩ) để phòng ngừa sâu răng và phòng bệnh nha chu, khiến người già bị đau nhức răng.

Có thể thấy việc chăm sóc răng miệng tốt sẽ đảm bảo cho bạn có được bộ răng đẹp như ý muốn cùng một cơ thể ổn định, luôn khỏe mạnh và làm tăng tuổi thọ. Để biết thêm những thông tin hữu ích và chi tiết về sức khỏe răng miệng không chỉ ở người cao tuổi mà còn của chính bản thân, hãy liên hệ ngay với nha khoa gần nhất, uy tín và chất lượng để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!